Bệnh Ecoli trên gà và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh EColi trên gà là một trong những căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn EColi gây ra ở gia cầm. Bệnh này thường ghép với những căn bệnh khác như IB, ORT, MG, ND,…sẽ làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, gây ra các thiệt hại nặng về kinh tế của chủ nuôi. Vậy để hiểu rõ hơn về loại bệnh này ở gà thì bà con nhất định phải theo dõi bài viết dưới đây của BJ88 nhé!

Bệnh Ecoli trên gà
Bệnh Ecoli trên gà

Nguyên nhân gây ra bệnh Ecoli trên gà

Bệnh EColi là căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn tên Escherichia Coli gây nên. Đây là vi khuẩn gram âm, có rất nhiều chủng loại và có độc tố khá cao. Hầu hết, các loại gia cầm ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với loại virus EColi.

Vi khuẩn EColi có sẵn ở cả trong ruột gia cầm mạnh khỏe, và chúng luôn có sẵn trong ở môi trường nuôi, thức ăn, thức uống,…

Khi thời tiết thay đổi, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc không tốt, cơ thể gà yếu,…sức đề kháng của gà bị giảm đi, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn EColi phát triển và gây bệnh mạnh mẽ.

Bệnh E.coli
Bệnh E.coli

Bệnh EColi lây truyền qua hình thức nào? 

Vi khuẩn EColi có thể lây truyền ra cả đàn qua nhiều phương thức khác nhau như:

  • Bệnh EColi trên gà lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc với thức ăn, nước uống, phân gà hoặc dụng cụ chăn nuôi có chứa mầm bệnh.
  • Lây nhiễm theo chiều dọc khi các gia cầm mái đẻ nhiễm khuẩn EColi trong ống dẫn trứng, sau đó lây truyền sang trứng vào phôi và đã có sẵn trong cơ thể gà con từ khi mới nở. Các biểu hiện thường thấy của bệnh chủ yếu là vào giai đoạn 2 – 10 ngày đầu sau khi nở.

Triệu chứng bệnh EColi ở gà

Những triệu chứng Bệnh EColi trên gà thường không đặc biệt. Một số triệu chứng chung như: gà con mềm nhũn, ủ rũ, gầy gò, khó thở và đi ngoài ra phân trắng hơi xanh kèm nhiều nước, có biểu hiện viêm khớp, di chuyển loạng choạng, không vững vàng, đầu và cổ hơi lắc lư. 

Dấu hiệu bệnh E.coli
Dấu hiệu bệnh E.coli

Khi bệnh nặng có thể dẫn đến tình trạng bại liệt hoặc viêm da, cuối cùng chết hàng loạt sau 5 ngày phát bệnh. Tỷ lệ chết cao ở gà từ 1 – 10 ngày tuổi. Đối với gà trưởng thành có sức đề kháng tốt nên tỷ lệ tử vong thấp hơn. Trên gà đẻ trứng thì tỷ lệ đẻ giảm mạnh, chán ăn, gầy gò, viêm khớp và bại liệt.

Bệnh tích của bệnh EColi gà

Khi vi khuẩn và độc tố tập trung vào vùng bổ bụng, bệnh tích đặc trưng của bệnh EColi trên gà là nhiễm trùng rốn với những biểu hiện như các mô rốn đỏ ửng và phù nề, viêm phúc mạc và phần ổ bụng bị sưng to. 

Thời gian bệnh kéo dài khiến dịch viêm với những yếu tố kết tố kết dính tạo nên màng Fibrin.

Với gà con thì sự hấp thu chậm của những túi noãn hoàng là điều kiện đầu tiên khiến EColi tấn công cơ thể gây viêm phúc mạc.

Tại giai đoạn sau của bệnh EColi trên gà, hàm lượng lòng đỏ là nguyên nhân gây ra quá trình hoại tử trong xoang phúc mạc của gà. Bụng bị phình to ra, ảnh hưởng đến toàn bộ thành bụng bởi một loại hoại tử từ bên trong.

Bệnh e.coli ở gà
Bệnh e.coli ở gà

Trong trường hợp vi khuẩn EColi tập trung tại đường hô hấp có thể kế ghép với những loại bệnh khiến gà bị viêm phổi gây hen và tăng tiết dịch tạo Fibrin.

Bệnh EColi trên gà còn gây tổn thương và viêm ống dẫn trứng ở gia cầm với những biểu hiện phổ biến như ống dẫn trứng dãn ra, thành ống trở nên mỏng hơn và chứa đầy dịch tiết dọc theo chiều dài ống, trứng non bị vỡ hoặc để lại sẹo.

Viêm ống dẫn trứng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tử vong ở gà mái đẻ. E.Coli thường thâm nhập cơ thể gà từ dưới lên thông qua hậu môn. Yếu tố mở đường cho điều này là thời điểm đẻ trứng đỉnh cao gây tổn thương buồng trứng, nặng thì gà chết, nhẹ thì gà giảm đẻ.

Điều trị bệnh hiệu quả

Để chữa bệnh EColi trên gà hiệu quả nhất thì người nuôi cần sớm phát hiện để kịp thời chữa trị. Hiện nay, trên thị trường có bạn khá nhiều loại thuốc đặc trị bệnh này như: Thuốc kháng sinh Colistin, Fosfomycin, Gentamicin, Ceftiofur, kanamycin,…

Anh em có thể dùng những loại thuốc này trộn với thức ăn, nước uống cho gà, có thể kết hợp cùng những loại men tiêu hóa, vitamin C, chất điện giải để bổ sung thêm, giúp gà tăng cường sức đề kháng.

Sau đây là phác đồ điều trị bệnh E.Coli trên gà chi tiết:

Dùng thuốc trị E.Coli theo từng giai đoạn

– Trị bệnh EColi trên gà con: Dùng thuốc có thành phần Lincomycin + Spectinomycin hoặc Gentamicin + Tylosin tiêm vào phần dưới dạ cỏ của gà con. Duy trì trong 2 – 3 ngày.

– Chữa E.Coli ở gà trưởng thành: Kết hợp tiêm thuốc kháng sinh chứa những thành phần như: Lincomycin, Florfenicol/Gentamicin, Doxycycline/Tylosin Spectinomycin.

Lưu ý: Kết hợp dùng thêm Glucose, Vitamin C, Paracetamol cho gà uống ngay sau khi tiêm thuốc 2 giờ. Điều này giúp hỗ trợ sức khỏe và tăng sức đề kháng cho gà. Đồng thời, cho gà dùng men tiêu hóa trong 5 ngày sau đó để giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.

Tiêm thuốc kháng sinh cho gà bệnh nặng

Đối với bệnh E.Coli trên gà khi chuyển biến nặng thì anh em nên tiến hành tiêm kháng sinh vào bắp gà để trị bệnh dựa vào phác đồ sau đây trong 3 – 5 ngày liên tiếp:

  • Dùng thuốc Colinorcin 1cc/5kg thể trọng gà.
  • Dùng thuốc Vimetryl 5% 1cc/3-5kg thể trọng.
  • Dùng Vimexyson C.O.D 1cc/5kg thể trọng.
  • Đồng thời, hãy bổ sung cho gà các chất điện giải, vitamin hỗ trợ làm sạch đường ruột, giúp gà phục hồi nhanh chóng.

Phòng bệnh E.Coli

Để phòng bệnh EColi trên gà thì việc giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát và thường xuyên phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh là điều vô cùng quan trọng.

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo lượng thức ăn cho gà trong từng giai đoạn phát triển.

Định kỳ 1 lần/tuần tiến hành sát trùng, vệ sinh trứng, máy ấp, khu vực chăn nuôi bằng 1 số loại thuốc sát trùng an toàn, không gây độc hại cho gia cầm. Vệ sinh máng ăn, máng uống mỗi ngày, tránh để thức ăn thừa, ôi thiu tạo điều kiện cho E.Coli phát triển.

Trong quá trình chăn nuôi nên bổ sung vitamin, thuốc bổ nhằm tăng cường đề kháng tự nhiên, đặc biệt vào các giai đoạn chuyển mùa, thay đổi thời tiết hoặc gia cầm stress do vận chuyển hoặc sau khi tiêm vaccine.

Trên đây là tất cả thông tin về bệnh EColi trên gà cùng với phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả được chuyên gia của BJ88 tổng hợp và nghiên cứu. Anh em hoàn toàn có thể tin tưởng và áp dụng nhé! Chúc anh em thành công trong quá trình nuôi gà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *